Acerbi chứng minh khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc chỉ là nói suông
Vài tuần qua thực sự đáng lo ngại về hành vi của các cá nhân tại Serie A. Francesco Acerbi chỉ là kẻ làm nổi bật lên vấn đề, khi phân biệt chủng tộc với Juan Jesus vào cùng một ngày mà mọi cầu thủ và huấn luyện viên đều ra sân với logo ‘Keep Racism Out’.
Cụm từ này thường bị sử dụng sai mục đích, khi họ tuyên bố một điều và làm điều ngược lại. Thậm chí, khẩu hiệu này còn được viết bằng tiếng Anh, cho thấy nó mang lại lợi ích tuyên truyền cho khán giả quốc tế hơn là người hâm mộ trong sân vận động.
Đó là cách bóng đá Ý đang cố gắng giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc, bạo lực và các hành vi xấu xí khác trên khán đài hoặc trên sân – tất cả đều nằm ở góc độ PR hơn là hành động thực tế. Họ tỏ ra không khoan nhượng khi cấm hoặc đuổi ra khỏi sân vận động những người ủng hộ quá khích, nhưng dễ dàng cho qua khi các câu lạc bộ kháng cáo hay phàn nàn.
Trong bóng đá Ý, người ta luôn tin tưởng và nói thẳng rằng mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu điều đó khiến đối thủ của bạn khó chịu. Ngay cả Juan Jesus cũng cố gắng ‘bảo vệ’ Acerbi , khi cho rằng “việc nói bất cứ điều gì trên sân là điều bình thường và chỉ nên dừng lại ở đó”. Nó không còn là bình thường nữa. Nếu các quan chức cho rằng điều này có thể chấp nhận được thì tất nhiên người hâm mộ sẽ cho rằng việc nhại tiếng khỉ là một chiến thuật hợp lý để khiến đối phương bực mình. Đó chính xác là lý lẽ mà những kẻ cực đoan sử dụng.
Chúng ta cũng đang chứng kiến sự trỗi dậy của ‘nghệ thuật hắc ám’ trong thể thao, khi vài tuần trước hậu vệ Yerry Mina của Cagliari ‘sờ ti’ của hai cầu thủ đội bạn, trong khi Marcus Thuram thẳng tay bóp một bộ phận nhạy cảm của hậu vệ Stefan Savic của Atletico Madrid.
Ngay cả các huấn luyện viên cũng không phải ngoại lệ. Roberto D’Aversa đã bị Lecce sa thải sau khi lao tới Thomas Henry và húc đầu vào tiền đạo của Verona. Sau đó, ông ta cố gắng bảo vệ mình trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, khẳng định Henry đã “khiêu khích” trước. Ở đây, D’Aversa nên tỏ ra là người đàn ông trưởng thành, là người chấm dứt các cuộc cãi vã thay vì khơi mào chúng.
Trước đó một tuần, Ivan Juric của Torino bị đuổi khỏi sân và có hành vi dùng tay ra dấu ‘cắt cổ’ Vincenzo Italiano. Huấn luyện viên của Fiorentina sau đó đã đến ôm người đồng nghiệp trên sóng truyền hình trực tiếp, để trấn an rằng tất cả đã ở phía sau và chỉ là “một phút nóng nảy”. Nhưng đây là một hành vi hết sức thiếu chuyên nghiệp và việc Juric chỉ phải chịu lệnh cấm chỉ đạo hai trận là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ như thế nào.
Cách duy nhất để thay đổi suy nghĩ là làm gương. Nếu họ không thể kiểm soát những hành động tồi tệ nhất của mình để đưa ra những lời đe dọa phân biệt chủng tộc hoặc thể xác đối với các đồng nghiệp, thì không nên có chỗ đứng trên sân hoặc ngoài đường biên tại Calcio.
Tags (Từ khóa): Đăng Nguyễn Francesco Acerbi Ivan Juric juan jesus Marcus Thuram Phân biệt chủng tộc Roberto D'Aversa Yerry Mina
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Hậu vệ nào sẽ ở lại hoặc chia tay Juve mùa hè này?
Mattia de Sciglio: Thật khó hiểu khi Juventus gia hạn hợp đồng với De Sciglio vào năm 2022, dù anh...
Acerbi chứng minh khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc chỉ là nói suông
Vài tuần qua thực sự đáng lo ngại về hành vi của các cá nhân tại Serie A. Francesco Acerbi chỉ...
Osimhen tái phát vết thương cũ
Napoli đã xác nhận rằng Victor Osimhen sẽ không tham gia các trận đấu quốc tế cùng đội tuyển...
Juan Jesus phẫn nộ sau khi bị phân biệt chủng tộc
Mới đây, tuyển thủ Ý Francesco Acerbi đã lên tiếng phủ nhận hành vi phân biệt chủng tộc...
Max Allegri “phát cáu” vì Juventus
Cuộc khủng hoảng ở Juventus vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại sau khi “Bà đầm già”...
CHÍNH THỨC! Lazio công bố HLV thay thế Sarri
Igor Tudor đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên Lazio sau khi Maurizio Sarri từ chức, đội bóng...